Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Cuộc nội chiến đầu tiên của người Việt và cái kết đắng
Khi nói đến nội chiến thời xưa của nước ta, lịch sử nhắc nhiều loạn 12 sứ quân hay cuộc chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn... Nhưng cuộc nội chiến đầu tiên trong lịch sử của người Việt giữa Lạc Việt và Tây Âu (hay còn gọi là Âu Việt) ít được nhắc đến

 



Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện giờ đểu ít nhiều xảy ra những cuộc nội chiến trong chiều dài lịch sử. Ngay cả nước Mỹ với 300 năm lịch sử cũng không tránh khỏi cuộc nội chiến Bắc – Nam và nước ta cũng không ngoại lệ.

 

Khi nói đến nội chiến thời xưa của nước ta, lịch sử nhắc nhiều loạn 12 sứ quân hay cuộc chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn... Nhưng cuộc nội chiến đầu tiên trong lịch sử của người Việt giữa Lạc Việt và Tây Âu (hay còn gọi là Âu Việt) ít được nhắc đến. Có thể là vì thời đó sử liệu quá ít nên không dễ khảo cứu, hay cũng có thể vì những nguyên nhân khác nhưng quả thực không mấy ai biết nhiều.

 

Trong các sách giáo khoa lịch sử, chuyện nội chiến Lạc Việt và Tây Âu hầu như không được đề cập.  Sách lịch sử lớp 4 chỉ đề cập qua loa sự kiện này trong bài 2 về nước Âu Lạc với một câu: "Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm (quân Tần) rồi sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương". Tại sao lại có sự chuyển giao quyền lực từ nhà nước Văn Lang sang Âu Lạc thì sách không hề nói.

 

Sách lịch sử lớp 6 thì có khá hơn một chút khi có nói qua chuyển giao. Trong bài 14, sách lịch sử lớp 6 có viết: "Thục Phán, nhân đó, năm 207 trước Công nguyên đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên Âu Lạc".

 

Sách lịch sử lớp 10 cũng đề cập chuyện này khá hời hợt: "Năm 208 trước Công nguyên, cuộc chiến đấu (chống Tần) kết thúc thắng lợi. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)". Tính ra thì sách lớp 10 cũng chẳng nói lấy 1 dòng về việc chuyển giao từ Văn Lang sang Âu Lạc.

 

 

Như vậy, với học sinh tốt nghiệp phổ thông được học qua 3 cấp, được học lịch sử nước nhà 3 lần nhưng cuộc chiến giữa Lạc Việt và Tây Âu không hề được biết chữ nào. Phải mãi trong cuốn Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 do GS Trương Hữu Quýnh chủ biên - dành cho sinh viên thì chuyện này mới được tả kỹ hơn một chút. Theo đó, từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa vua Hùng và họ Thục đã xảy ra một cuộc xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Khi kháng chiến thắng lợi,  Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc.

 

Trong bài "An Dương Vương là hậu duệ của Thủy Tinh - bại tướng của Sơn Tinh?", chúng tôi đề cập nghi vấn phải chăng truyền thuyết đang diễn tả về cuộc chiến giữa vua Hùng và họ Thục. Nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta gồm người Lạc Việt do vua Hùng lãnh đạo, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ hiện giờ) với địa bàn là khu vực đồng bằng sông Hồng. Còn người Âu Việt được cho là sống ở khu vực Đông bắc nước ta hiện giờ với kinh đô thuộc khu vực Cao Bằng hiện giờ. Thời kỳ đó, biên giới chưa rạch ròi và người Âu Việt, Lạc Việt sống chung với nhau. Sau đó, hai bên có những tranh chấp và cuộc chiến dai dẳng như cuốn Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 đề cập.

 

Có vẻ như vua Âu Việt muốn giải quyết mối bất hòa qua con đường thông hôn nhưng bị cự tuyệt như Khâm Định Việt sử thông giám cương mục đề cập: "Trước kia, Hùng Vương có con gái gọi là Mị Nương. Thục vương nghe tin, sai sứ đến cầu hôn. Hùng Vương muốn gả cho, nhưng Lạc Hầu can rằng: "Ý nó muốn toan tính ta đây, chẳng qua mượn tiếng cầu hôn đó thôi". Thành thử việc đó thôi hẳn. Thục vương căm giận lắm, dặn con cháu sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang. Đến bấy giờ, cháu là Thục Phán có sức mạnh và mưu lược, nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương. Hùng Vương quân giỏi, tướng mạnh, hễ ra đánh, quân Thục thua liền".

 

Nhưng về sau Hùng vương chủ quan nên đã phải trả giá. Sử chép: Sau nhiều lần thắng Thục Phán, Hùng Vương nói: "Ta đây có thần lực, Thục không sợ ư?". Rồi cứ lề mề chè chén để mua vui, không lo đến việc vũ bị. Quân Thục kéo đến, Hùng Vương hãy còn say mềm chưa tỉnh. Kịp khi giặc đến gần, bức bách gấp rồi, nhà vua thổ ra huyết, gieo mình xuống giếng; còn quân thì quay giáo đầu hàng. Nước Văn Lang mất.

 

Nước Văn Lang mất thì mới nhập với nước Tây Âu để trở thành Âu Lạc do Thục Phán hay An Dương Vương lãnh đạo. Theo dòng thời gian về sau, khái niệm người Lạc Việt, Âu Việt cũng phai nhạt dần để chỉ còn nhớ đến một cái tên chung là người Việt. Cuộc nội chiến quy mô đầu tiên của người Việt thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên kết thúc, nhưng hậu quả của nó có thể đã tác động đến dòng lịch sử sau này của nước Việt. Những bài học trong lịch sử, gồm cả giai đoạn lịch sử sơ khai luôn có giá trị cho thế hệ đời sau. 

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Hồ Quý Ly và mưu kế dùng độc trị độc với nhà Minh (14-11-2017)
    Trước Hai Bà Trưng, người Việt đã vài lần cầm vũ khí bảo vệ độc lập (11-11-2017)
    Hộ tịch, hộ khẩu là sản phẩm từ thời Bắc thuộc (08-11-2017)
    Hồ Quý Ly và 2 lần diễn kịch hòng che mắt nhà Minh (05-11-2017)
    Đến lượt nhà Minh đòi lính đánh thuê, nhà Trần từ chối (02-11-2017)
    Trung Nguyên chiến loạn khốc liệt, nhà Trần cử người sang xem (30-10-2017)
    Về chuyện 'Hậu duệ vua Trần' xưng làm hoàng đế Đại Hán (28-10-2017)
    Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn (24-10-2017)
    Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên (20-10-2017)
    Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận (16-10-2017)
    Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông (13-10-2017)
    Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông (07-10-2017)
    Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên (04-10-2017)
    Tượng binh Đại Việt phá tan kỵ binh Vân Nam (01-10-2017)
    Đại Việt - Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân (25-09-2017)
    Lê Lợi mở lối cho vua Minh cơ hội: Hòa bình trong danh dự (23-09-2017)
    Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội 'uốn lưỡi cú diều' (17-09-2017)
    Nguyễn Trãi dùng tâm lý chiến, Mộc Thạnh run rẩy thảm bại (13-09-2017)
    Lam Sơn vây khốn, thượng thư nhà Minh cùng đường tự vẫn (09-09-2017)
    Liễu Thăng bị chém tại Chi Lăng, phó tướng lên thay cũng bỏ mạng (05-09-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152761040.